LS Lê Công Định từ giả gia đình trước khi ra xe Công An bắt đi
Ngày 13 tháng Sáu vừa qua, Bộ Công an Việt Nam đã bắt giữ khẩn cấp luật sư Lê Công Định vì tội danh “tuyên truyền chống phá nhà nước và liên kết với các tổ chức phản động âm mưu lật đổ chính quyền”. Với truyền thống đàn áp, giam cầm các nhân vật bất đồng chính kiến của chính quyền cộng sản Hà Nội thì hành vi trên không có gì mới lạ. Điều bất thường ở đây là mức độ ra tay và thời điểm của việc bắt bớ.
Trong buổi họp báo công bố sự vụ, cơ quan an ninh Việt Nam đã cần đến sự có mặt của hai tướng công an, một dấu hiệu cho thấy vụ này được coi là rất nghiêm trọng. Sau nữa, khác với những lần đàn áp trước đây, lời buộc tội không chỉ là “lợi dụng quyền dân chủ để xuyên tạc chủ trương và chính sách của nhà nước, liên kết với các tổ chức phản động ở nước ngoài”, mà còn mở rộng ra “soạn thảo Hiến pháp nước Việt Nam mới, chuẩn bị cho việc thay đổi chính quyền có thể là vào cuối năm 2009 hay là vào năm 2010“, và “tập trung công kích Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng“. Hai điểm mới này đã cho thấy trong hành vi đàn áp này, luật sư Lê Công Định có thể là một vật tế thần. Luật sư Lê Công Định từ lâu đã là một cái gai nhức nhối trước sau cũng phải nhổ trong mắt chính quyền Hà Nội, nay ban lãnh đạo Đảng Cộng sản muốn dùng một mũi tên bắn vào nhiều đích.
Trước mấy ngày xảy ra vụ bắt luật sư Lê Công Định, dư luận người Việt xôn xao về việc luật sư Cù Huy Hà Vũ đệ đơn kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phạm phải nhiều hành vi làm tổn hại nghiêm trọng đến lợi ích và an ninh quốc gia. Bất luận lá đơn kiện này có được thụ lý và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có phải ra hầu tòa hay không, điều hi hữu ở đây là lần đầu tiên, một nhân vật lãnh đạo cao nhất của chính quyền cộng sản Hà Nội bị kiện đích danh. Dù muốn hay không thì nhà nước Việt Nam cũng không thể cho chìm xuồng vụ này một cách êm thấm. Nếu công khai bác bỏ đơn kiện của luật sư Cù Huy Hà Vũ thì những luận cứ của chính quyền đưa ra để tránh tội cho ông Nguyễn Tấn Dũng rất có thể sẽ gián tiếp là một bản cáo trạng tố cáo các sai phạm của tập thể ban lãnh đạo Đảng. Che giấu vụ này trong im lặng sẽ là một thái độ khuyến khích những hành động tương tự như của luật sư Cù Huy Hà Vũ. Cách đây chưa lâu còn không có bất kỳ một luật sư nào ở Việt Nam dám động đến cụm từ kiện nhà nước, thì sắp tới, rất có thể sẽ có hàng trăm, hàng ngàn lá đơn đòi đưa ra những người cầm đầu quốc gia và kể cả toàn bộ hệ thống nhà nước ra toà. Một số nhà bất đồng chính kiến trước đây cũng đã từng công bố đơn kiện sự nhũng nhiễu của các cơ quan chính quyền như Bộ Công an, Bộ Bưu chính Viễn thông, nhưng các công bố này chưa có sự hoàn chỉnh của một đơn kiện chính thức, và hầu như sau đó các cá nhân này đều bị bắt, rồi đơn tố giác của họ cũng bị lãng quên. Lần này, người phát đơn kiện là một tiến sĩ luật.
Đơn kiện đầy đủ và rõ ràng. Luật sư Cù Huy Hà Vũ cũng tuyên bố ông đã soi xét kỹ những điều kiện pháp lý và đã trù liệu trước các tình huống có thể xảy ra. Vì vậy, khả năng lớn là chính quyền toàn trị Hà Nội sẽ phải dùng đến ngón võ cổ truyền là đàn áp người đâm đơn. Việc buộc tội luật sư Lê Công Định “đả kích Thủ tướng” và “dùng cương vị luật sư bào chữa để bêu xấu chế độ” bắt buộc phải được hiểu là một động thái nhắm chỉ vào luật sư Cù Huy Hà Vũ và những người tiếp nối.
Sau làn sóng phẫn nộ của học sinh, sinh viên vì những thua thiệt của quốc gia trong vấn đề biên giới Việt-Trung, những biến động tại Việt Nam kể từ đầu năm đến nay đối với những hành vi hết sức đáng ngờ của chính quyền Hà Nội trong dự án Bauxite Tây Nguyên đang đặt ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam trước một thử thách rất nguy hiểm. Đứng trước nguy cơ đất nước bị hủy hoại và bị tước đoạt bởi ngoại bang, lần đầu tiên đã xuất hiện sự tập trung tiếng nói phản kháng của hàng trăm trí thức hàng đầu xưa nay vốn trung thành với chế độ. Khi vẫn còn nhu nhược đối với các hành vi tham lam mỗi ngày một thô bạo và trắng trợn của Trung Quốc, thì sự chống đối có vẻ như ngày càng gay gắt của nhiều thành phần có tiếng nói trong xã hội có vẻ như đang dồn ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam vào dưới chân tường.
Cộng với những tác động xấu chưa thể lường trước được của cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính toàn cầu hiện nay, những tháng tới có thể sẽ rất căng thẳng, thậm chí mang tính sống còn đối với thể chế toàn trị Việt Nam. Nhưng nhà cầm quyền vẫn không chọn thái độ cương quyết hơn để bảo vệ quyền lợi quốc gia đối với các hành vi bành trướng của Bắc Kinh. Thay vì nghe theo ý dân để tận dụng được sức mạnh của dân tộc, trong đó việc dân chủ hóa đất nước một cách cơ bản là bước đường bắt buộc phải đi qua, ban lãnh đạo Đảng lại bước vào vũng lầy muôn thuở là đàn áp những gương mặt ưu tú nhất của nhân dân. Việc trưng dẫn hai tướng công an với cáo buộc luật sư Lê Công Định “chuẩn bị lật đổ chính quyền hoặc là vào cuối năm 2009, hoặc là vào năm 2010″ là một cảnh báo của chính quyền cho việc sẵn sàng tiêu diệt những tiếng nói công khai trái tai Đảng Cộng sản để bảo vệ một chế độ độc đảng đã quá lỗi thời trong vài tháng có thể là hêt sức nguy kích sắp tới.
.
Nhưng trên hết, hàng loạt vấn đề cũng đã và sẽ được đặt ra đối với những người Việt Nam còn nặng lòng với đất nước. Nhiều người cũng đã đặt ra câu hỏi rằng liệu tất cả những thư ngỏ, thỉnh nguyện, yêu sách,… của hàng ngàn trí thức sẽ dẫn tới đâu? Và tại sao chính quyền vẫn còn có thể khá dễ dàng vượt qua luật pháp của chính họ để bắt bớ và giam cầm những tiếng nói đầy lương tâm và tri thức? Điều dễ nhận thấy là đằng sau những thỉnh nguyện, tố cáo không có một sức mạnh răn đe; phía sau những tiếng nói dũng cảm còn thiếu những hành động đoàn kết và bảo vệ không chỉ bằng lời nói. Nguyện vọng dân chủ hóa để bảo vệ và phát triển quốc gia của người Việt vẫn còn bị chặn đứng khi các hoạt động dân chủ chưa có sức mạnh của một tổ chức thật sự. Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam biết rõ điều đó nên đối tượng mà họ căm ghét nhất, hoảng sợ nhất và tập trung công phá nhất là sự tìm đến với nhau, tập hợp với nhau thành các nhóm, các tổ chức đối lập của những người yêu dân chủ.
Sẽ đến lúc những nhà đối lập Việt Nam chân nhận ra giới hạn của các tiếng nói cô đơn, tác dụng nhiều khi còn tiêu cực của những tập hợp vội vã không thực chất, và những tổ chức hoạt động mang sắc màu của một xã hội dân sự nhưng nằm im trong khuôn khổ kiểm soát của một hệ thống công an trị sẽ không bao giờ có tính đột phá. Rất có thể, cuộc đấu sắp tới sẽ diễn ra xung quanh những nỗ lực tạo lập ra các nhóm, các tổ chức đối lập theo đúng nghĩa, ôn hòa và có hiệu quả tại Việt Nam.
Berlin 6/2009
Phạm Việt Vinh
Vụ Lê Công Định: Thông Điệp Của Chính Quyền Và Lời Đáp.
Phạm Việt Vinh
Ngày 13 tháng Sáu vừa qua, Bộ Công an Việt Nam đã bắt giữ khẩn cấp luật sư Lê Công Định vì tội danh “tuyên truyền chống phá nhà nước và liên kết với các tổ chức phản động âm mưu lật đổ chính quyền”. Với truyền thống đàn áp, giam cầm các nhân vật bất đồng chính kiến của chính quyền cộng sản Hà Nội thì hành vi trên không có gì mới lạ. Điều bất thường ở đây là mức độ ra tay và thời điểm của việc bắt bớ.
Trong buổi họp báo công bố sự vụ, cơ quan an ninh Việt Nam đã cần đến sự có mặt của hai tướng công an, một dấu hiệu cho thấy vụ này được coi là rất nghiêm trọng. Sau nữa, khác với những lần đàn áp trước đây, lời buộc tội không chỉ là “lợi dụng quyền dân chủ để xuyên tạc chủ trương và chính sách của nhà nước, liên kết với các tổ chức phản động ở nước ngoài”, mà còn mở rộng ra “soạn thảo Hiến pháp nước Việt Nam mới, chuẩn bị cho việc thay đổi chính quyền có thể là vào cuối năm 2009 hay là vào năm 2010“, và “tập trung công kích Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng“. Hai điểm mới này đã cho thấy trong hành vi đàn áp này, luật sư Lê Công Định có thể là một vật tế thần. Luật sư Lê Công Định từ lâu đã là một cái gai nhức nhối trước sau cũng phải nhổ trong mắt chính quyền Hà Nội, nay ban lãnh đạo Đảng Cộng sản muốn dùng một mũi tên bắn vào nhiều đích.
Trước mấy ngày xảy ra vụ bắt luật sư Lê Công Định, dư luận người Việt xôn xao về việc luật sư Cù Huy Hà Vũ đệ đơn kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phạm phải nhiều hành vi làm tổn hại nghiêm trọng đến lợi ích và an ninh quốc gia. Bất luận lá đơn kiện này có được thụ lý và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có phải ra hầu tòa hay không, điều hi hữu ở đây là lần đầu tiên, một nhân vật lãnh đạo cao nhất của chính quyền cộng sản Hà Nội bị kiện đích danh. Dù muốn hay không thì nhà nước Việt Nam cũng không thể cho chìm xuồng vụ này một cách êm thấm. Nếu công khai bác bỏ đơn kiện của luật sư Cù Huy Hà Vũ thì những luận cứ của chính quyền đưa ra để tránh tội cho ông Nguyễn Tấn Dũng rất có thể sẽ gián tiếp là một bản cáo trạng tố cáo các sai phạm của tập thể ban lãnh đạo Đảng. Che giấu vụ này trong im lặng sẽ là một thái độ khuyến khích những hành động tương tự như của luật sư Cù Huy Hà Vũ. Cách đây chưa lâu còn không có bất kỳ một luật sư nào ở Việt Nam dám động đến cụm từ kiện nhà nước, thì sắp tới, rất có thể sẽ có hàng trăm, hàng ngàn lá đơn đòi đưa ra những người cầm đầu quốc gia và kể cả toàn bộ hệ thống nhà nước ra toà. Một số nhà bất đồng chính kiến trước đây cũng đã từng công bố đơn kiện sự nhũng nhiễu của các cơ quan chính quyền như Bộ Công an, Bộ Bưu chính Viễn thông, nhưng các công bố này chưa có sự hoàn chỉnh của một đơn kiện chính thức, và hầu như sau đó các cá nhân này đều bị bắt, rồi đơn tố giác của họ cũng bị lãng quên. Lần này, người phát đơn kiện là một tiến sĩ luật.
Đơn kiện đầy đủ và rõ ràng. Luật sư Cù Huy Hà Vũ cũng tuyên bố ông đã soi xét kỹ những điều kiện pháp lý và đã trù liệu trước các tình huống có thể xảy ra. Vì vậy, khả năng lớn là chính quyền toàn trị Hà Nội sẽ phải dùng đến ngón võ cổ truyền là đàn áp người đâm đơn. Việc buộc tội luật sư Lê Công Định “đả kích Thủ tướng” và “dùng cương vị luật sư bào chữa để bêu xấu chế độ” bắt buộc phải được hiểu là một động thái nhắm chỉ vào luật sư Cù Huy Hà Vũ và những người tiếp nối.
Sau làn sóng phẫn nộ của học sinh, sinh viên vì những thua thiệt của quốc gia trong vấn đề biên giới Việt-Trung, những biến động tại Việt Nam kể từ đầu năm đến nay đối với những hành vi hết sức đáng ngờ của chính quyền Hà Nội trong dự án Bauxite Tây Nguyên đang đặt ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam trước một thử thách rất nguy hiểm. Đứng trước nguy cơ đất nước bị hủy hoại và bị tước đoạt bởi ngoại bang, lần đầu tiên đã xuất hiện sự tập trung tiếng nói phản kháng của hàng trăm trí thức hàng đầu xưa nay vốn trung thành với chế độ. Khi vẫn còn nhu nhược đối với các hành vi tham lam mỗi ngày một thô bạo và trắng trợn của Trung Quốc, thì sự chống đối có vẻ như ngày càng gay gắt của nhiều thành phần có tiếng nói trong xã hội có vẻ như đang dồn ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam vào dưới chân tường.
Cộng với những tác động xấu chưa thể lường trước được của cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính toàn cầu hiện nay, những tháng tới có thể sẽ rất căng thẳng, thậm chí mang tính sống còn đối với thể chế toàn trị Việt Nam. Nhưng nhà cầm quyền vẫn không chọn thái độ cương quyết hơn để bảo vệ quyền lợi quốc gia đối với các hành vi bành trướng của Bắc Kinh. Thay vì nghe theo ý dân để tận dụng được sức mạnh của dân tộc, trong đó việc dân chủ hóa đất nước một cách cơ bản là bước đường bắt buộc phải đi qua, ban lãnh đạo Đảng lại bước vào vũng lầy muôn thuở là đàn áp những gương mặt ưu tú nhất của nhân dân. Việc trưng dẫn hai tướng công an với cáo buộc luật sư Lê Công Định “chuẩn bị lật đổ chính quyền hoặc là vào cuối năm 2009, hoặc là vào năm 2010″ là một cảnh báo của chính quyền cho việc sẵn sàng tiêu diệt những tiếng nói công khai trái tai Đảng Cộng sản để bảo vệ một chế độ độc đảng đã quá lỗi thời trong vài tháng có thể là hêt sức nguy kích sắp tới.
.
Nhưng trên hết, hàng loạt vấn đề cũng đã và sẽ được đặt ra đối với những người Việt Nam còn nặng lòng với đất nước. Nhiều người cũng đã đặt ra câu hỏi rằng liệu tất cả những thư ngỏ, thỉnh nguyện, yêu sách,… của hàng ngàn trí thức sẽ dẫn tới đâu? Và tại sao chính quyền vẫn còn có thể khá dễ dàng vượt qua luật pháp của chính họ để bắt bớ và giam cầm những tiếng nói đầy lương tâm và tri thức? Điều dễ nhận thấy là đằng sau những thỉnh nguyện, tố cáo không có một sức mạnh răn đe; phía sau những tiếng nói dũng cảm còn thiếu những hành động đoàn kết và bảo vệ không chỉ bằng lời nói. Nguyện vọng dân chủ hóa để bảo vệ và phát triển quốc gia của người Việt vẫn còn bị chặn đứng khi các hoạt động dân chủ chưa có sức mạnh của một tổ chức thật sự. Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam biết rõ điều đó nên đối tượng mà họ căm ghét nhất, hoảng sợ nhất và tập trung công phá nhất là sự tìm đến với nhau, tập hợp với nhau thành các nhóm, các tổ chức đối lập của những người yêu dân chủ.
Sẽ đến lúc những nhà đối lập Việt Nam chân nhận ra giới hạn của các tiếng nói cô đơn, tác dụng nhiều khi còn tiêu cực của những tập hợp vội vã không thực chất, và những tổ chức hoạt động mang sắc màu của một xã hội dân sự nhưng nằm im trong khuôn khổ kiểm soát của một hệ thống công an trị sẽ không bao giờ có tính đột phá. Rất có thể, cuộc đấu sắp tới sẽ diễn ra xung quanh những nỗ lực tạo lập ra các nhóm, các tổ chức đối lập theo đúng nghĩa, ôn hòa và có hiệu quả tại Việt Nam.
Berlin 6/2009
Phạm Việt Vinh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét