- Sự thật lịch sử
Lữ Giang
Năm nay, nhân kỷ niệm 55 năm biến cố Điện Biên Phủ (1954 – 2009), hôm 7.5.2009 vừa qua, phóng viên đài BBC đã phỏng vấn Giáo Sư Nguyễn Quang Ngọc, Viện Trưởng Viện Việt Nam Học ở Hà Nội, về những tài liệu mà Trung Quốc đã công bố liên quan đến sự trợ giúp và vai trò của Trung Quốc trong chiến thắng Điện Biên Phủ. Giáo Sư Ngọc thừa nhận rằng những thông tin đó đã làm nhiều người Việt Nam lúng túng. Nhưng ông cho biết giới nghiên cứu Việt Nam cũng đã có nhiều bằng chứng để phản ứng lại cách đưa tin của Trung Quốc.
Thật ra, tài liệu của Trung Quốc không chỉ nói về sự viện trợ và vai trò của Trung Quốc trong trận Điện Biên Phủ, mà trong cả cuộc chiến chống Pháp của Việt Minh từ 1959 đến 1954. Đây là những tài liệu đã làm đảng CSVN nhức nhối, vì nhiều sự thật khó phủ nhận đã được phơi bày ra ánh sáng.
TÀI LIỆU ĐƯỢC TIẾT LỘ
Các sử gia và các nhà phân tích đều cho rằng tương quan giữa Hoa Kỳ và VNCH cũng như tương quan giữa Cộng Sản Trung Quốc (CSTQ) và CSVN trong cuộc chiến Việt Nam đều là những chương bi thảm.
Tài liệu về những tương quan giữa Hoa Kỳ và VNCH đã được giải mã gần hết và ai muốn nghiên cứu cũng được, nhưng đến nay những tài liệu đó vẫn chưa được hệ thống hoá và phân tích để làm bài học lịch sử vì người Mỹ thấy rằng công việc đó có thể phương hại đến chính sách đối ngoại hiện tại của họ, còn đa số người Việt chống cộng rất sợ sự thật và có khi còn tìm cách chống lại sự thật vì muốn tiếp tục sống với huyền thoại của một thời dĩ vãng xa xưa.
Trái lại, mặc dầu gọi nhau “vừa là đồng chí vừa là anh em”, nhưng vì có những giai đoạn đã xẩy ra các cuộc tranh chấp gay cấn, nên các tài liệu về tương quan giữa CSTQ và CSVN đã được hai bên chính thức công bố để tố cáo nhau trước công luận. Nhờ những tài liệu này chúng ta đã thấy được nhiều mặt trái đàng sau mối tương quan giữa CSTQ và CSVN, và CSVN đã từ từ bớt “cường điệu” về “đỉnh cao trí tuệ loài người” của họ.
Như chúng tôi đã nói, sau khi bị Trung Quốc “dạy cho một bài học” vào năm 1979, CSVN đã cho công bố hai tài liệu quan trọng để tố cáo CSTQ:
1.- Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua.
2.- Vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Trong hai tài liệu này, CSVN đã chơi CSTQ cạn tàu ráo máng.
Để đáp lại, nhân 50 năm kỷ niệm trận Điện Biên Phủ (1954 – 2004), CSTQ đã cho công bố một tập tài liệu có nhan đề “Ghi chép thực về việc đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc viện trợ Việt Nam chống Pháp”. Tài liệu này được viết dưới hình thức hồi ký do những người trong cuộc ghi lại. Tuy nhiên, với vai trò đàn anh và kẻ cả, các tác giả đã không viết theo lối hằn học như tài liệu của đảng CSVN, mà viết một cách rất lịch sự và nhẹ nhàng nhưng rất thấm thía, ngầm cho thế giới biết rằng không có CSTQ không có chiến thắng Điện Biên Phủ, không có Hiệp Định Genève năm 1954 trao một nữa nước Việt Nam cho đảng CSVN.
VIỆN TRỢ TO LỚN CỦA TRUNG QUỐC
Như chúng tôi đã chứng minh nhiều lần, từ 1946 đến 1949, bị Pháp đuổi, Việt Minh chỉ có bỏ chạy. Nhưng một biến cố bất ngờ xẩy đến đã giúp Việt Minh lật lại thế cờ, đó việc Mao Trạch Đông đánh bại Tưởng Giới Thạch và thành lập chính phủ Cộng Hoà Nhân Dân Trung Quốc vào ngày 1.10.1949. Hồ Chí Minh liền xin Mao Trạch Đông giúp Việt Nam chống Pháp.
Vì phạm vi bài báo có giới hạn, chúng tôi xin tóm lược lại dưới đây những sự kiện chính về sự viện trợ và vai trò của Trung Quốc trong cuộc chống Pháp của đảng CSVN (lúc đó gọi là đảng Cộng Sản Đông Dương). Tài liệu này do các cố vấn Trung Quốc là La Quý Ba, Trương Quảng Hoa, Vi Quốc Thanh, Vu Hoá Thầm, v.v... biên soạn.
1.- Hồ Chí Minh cầu viện Trung Quốc
Chúng ta hãy nghe ông La Quý Ba, Trưởng Phái Đoàn Cố Vấn Trung Quốc đầu tiên kể lại:
“Trung Quốc mới ra đời chưa được bao lâu, mùa đông năm 1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương gửi thư cho Mao Chủ Tịch, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc cung cấp viện trợ và cử người sang giúp Việt Nam.
“Tháng 1/1950, Hồ Chí Minh đích thân bí mật đến Bắc Kinh, yêu cầu Trung ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc viện trợ Việt Nam chống Pháp.
“Trung ương Đảng ta theo yêu cầu của Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng Đông Dương, đã báo cáo và được Mao Chủ Tịch đồng ý, quyết định cử tôi bí mật sang Việt Nam, làm đại diện liên lạc giữa Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương...”
Cố vấn Trương Quảng Hoa kể rõ hơn:
“Một buổi chiều hạ tuần tháng 1/1950, trên đường đất gồ ghề ở huyện Quảng Hòa tỉnh Cao Bằng, Việt Nam, có một ông già, thân hình gầy gò, đầu quấn khăn mặt đi đến cửa Thủy Khẩu, Long Châu – Quảng Tây, Trung Quốc. Ông già đó chính là Hồ Chí Minh, Chủ tịch Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (lúc đó gọi là Đảng Cộng sản Đông Dương). Cùng đi với Hồ Chí Minh có Trần Đăng Ninh, Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam phụ trách công tác hậu cần của Quân đội Nhân dân Việt Nam và năm, sáu trợ lý.
“Chuyến đi này của Hồ Chí Minh hoàn toàn bí mật, ngay cả lãnh đạo Trung ương Đảng Việt Nam cũng chỉ có số ít người biết.
“Hồ Chí Minh vừa chủ trì triệu tập Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 2 Đảng Cộng sản Đông Dương, khi phân tích tình hình đấu tranh trước mắt, toàn thể hội nghị nhất trí cho rằng: “Thiếu quân chính quy, thiếu binh chủng và vũ khí hạng nặng công kiên, đánh thành, thiếu phương tiện thông tin nhanh, thiếu cán bộ thực sự hiểu được thao lược chỉ huy vận động chiến” là vấn đề lớn nhất đặt ra trước mắt cuộc chiến tranh chống Pháp lúc bấy giờ. Vì vậy hội nghị nêu rõ, cần phải gấp rút đào tạo và xây dựng quân đội nhân dân, xây dựng bộ đội chủ lực thích ứng với tình hình đấu tranh mới. Mục đích chuyến thăm Trung Quốc lần này của Hồ Chí Minh là thông báo tình hình đấu tranh chống Pháp của Việt Nam với Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, yêu cầu Đảng Cộng sản Trung Quốc và Chính phủ Trung Quốc giúp xây dựng quân đội và cử nhân viên quân sự và viện trợ cho cuộc đấu tranh chống Pháp của nhân dân Việt Nam...
“Sáng ngày 27/6 các lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà Nước: Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Đức thân mật tiếp hơn 40 nhân viên cố vấn của Bắc Kinh tại Di Niên đường, Trung Nam Hải. Mao Trạch Đông nói:
“Không phải tôi muốn cử các đồng chí sang Việt Nam, mà là Chủ Tịch Hồ Chí Minh đến Trung Quốc yêu cầu chúng ta. Cách mạng chúng ta thắng lợi trước, nên giúp đỡ người ta, giúp họ gọi là chủ nghĩa quốc tế ”.
2.- Tình trạng của Việt Minh trong bốn năm đầu
La Qúy Ba đã mô tả tình trạng của Việt Minh trong bốn năm đầu như sau:
“Quân Pháp tiến hành bao vây, phong tỏa, chia cắt và không ngừng tiến công quân sự và bắn phá điên cuồng vào căn cứ địa kháng chiến vùng núi Việt Bắc. Lúc này, tình hình chiến trường ở vào giai đoạn cầm cự: Quân Pháp không thể chinh phục quân dân Việt Nam, quân dân Việt Nam nhất thời cũng khó phát động phản công, chỉ có thể phân tán đánh du kích.”
KHAI THÔNG BIÊN GIỚI VIỆT TRUNG
Cố vấn La Qúy Ba nói về công việc đầu tiên phải làm như sau:
“Bước đầu tiên viện trợ Việt Nam là phải khai thông giao thông biên giới Trung-Việt, vì có thế vật tư viện trợ Việt Nam mới có thể chở sang Việt Nam thuận lợi. Chỉ cần Quân đội Nhân dân Việt Nam chiếm con đường giao thông chủ yếu trên biên giới Trung-Việt thì quân Pháp sẽ mất ưu thế số một.
1.- Chọn điểm đánh
Cố vấn La Qúy Ba cho biết:
“Chỉ có hai sự lựa chọn khai thông con đường giao thông chủ yếu biên giới Trung-Việt: một là đánh Cao Bằng tiếp giáp giữa Việt Nam và Quảng Tây; một nữa là đánh Lào Cai tiếp giáp giữa Việt Nam và Vân Nam. Đánh Cao Bằng trước hay đánh Lào Cai trước, hay là đánh cả hai cùng một lúc, Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương và Trung ương Đảng ta đều đã điều tra nghiên cứu, suy nghĩ trao đổi nhiều lần gần 3 tháng. Ngày 2.7.1950, Mao Chủ tịch gửi điện trả lời Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam:
“Đồng ý kiến đánh Cao Bằng trước, phương án tác chiến cụ thể đối với Cao Bằng, chờ sau khi Trần Canh đến, do các đồng chí quyết định cuối cùng. Sau này tác chiến như thế nào do chính các đồng chí căn cứ vào tình hình cụ thể quyết định. Nếu chúng tôi có ý kiến, cũng chỉ để các đồng chí tham khảo. Bởi vì các đồng chí hiểu rõ tình hình hơn chúng tôi”.
2.- Chuẩn bị trận đánh
“Đồng chí Trần Canh là vị tướng được Hồ Chí Minh điểm danh với Mao Chủ Tịch và Trung ương đảng ta. Mao Chủ Tịch, Trung ương đảng ta cử đồng chí Trần Canh làm đại diện của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc sang Việt Nam giúp tổ chức chỉ huy chiến dịch Biên Giới, đoàn cố vấn quân sự đã tham gia chiến dịch biên giới...
“Trong thời gian chuẩn bị chiến dịch Biên Giới, Mao Chủ Tịch, Trung ương Đảng đồng ý yêu cầu của Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đưa một bộ phận quân đội nhân dân Việt Nam đến vùng núi Văn Sơn, Vân Nam, chỉnh đốn đội hình, trang bị, huấn luyện, đồng thời giúp bộ phận quân đội này biên chế thành hai đại đoàn (tức 2 sư đoàn) hình thành hai quả đấm, đóng vai trò quan trọng trong chiến dịch biên giới...
3.- Mở màn trận đánh
“Ngày 16/9, chiến dịch Biên Giới bắt đầu. Đêm 16/9, Trung đoàn 174 bộ đội chủ công được pháo binh phối hợp, mở cuộc tấn công quân địch ở Đông Khê (cách Cao Bằng 43km). Dưới sự yểm trợ của các loại hoả lực, Quân đội Nhân dân Việt Nam lần lượt chiếm lĩnh một số cứ điểm ngoại vi Đông Khê, nhưng triến triển chậm chạp sau khi tiến gần tới trung tâm phòng ngự của địch. Sáng sớm ngày 17, địch phản kích dưới sự yểm trợ của máy bay. Do Quân đội Nhân dân Việt Nam thiếu kinh nghiệm, chỉ huy không kịp thời, nên rút lui khỏi trận địa đã chiếm lĩnh.
“Sau khi Trần Canh và Vi Quốc Thanh biết được tình hình này hết sức lo lắng, lập tức đến bộ chỉ huy tiền tuyến Quân đội Nhân dân, gặp Võ Nguyên Giáp, cùng nghiên cứu nguyên nhân tấn công bị thất bại, ra lệnh cho bộ đội điều chỉnh sự bố trí, bao vây chặt, đề phòng địch phá vây, đến tối sẽ tấn công lại...”
4.- Kết quả như thế nào?
Tài liệu cho biết:
“Sau khi cuộc chiến đấu kết thúc điều tra ra, quân địch đóng giữ Đông Khê chỉ có hơn 2 đại đội, không đến 400 tên, quân đội Việt Nam với binh lực 7000 người, tấn công hai đêm, thương vong 500 người mới thắng. Mặc dù cái giá rất lớn, nhưng mục tiêu bước đầu của chiến dịch đã đạt được, tức là một thắng lợi không nhỏ.”
Ngày 14.10.1950, Hồ Chí Minh gửi cho Mao Trạch Đông một văn thư có nội dung như sau:
“Chúng tôi đã thắng lợi hoàn toàn trong chiến dịch Thất Khê – Cao Bằng (Ghi chú: Hồ Chí Minh viết lộn: Thật ra là đồn Đông Khê thuộc Cao Bằng. Thất Khê cũng ở gần đó nhưng thuộc Lạng Sơn. Cả hai nằm trên quốc lộ 4 nối Lạng Sơn với Cao Bằng. Tôi đã viết về trận này). Nguyên nhân lớn nhất của thắng lợi này là sự viện trợ tận tình của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đảng Cộng sản Liên Xô, sự nhiệt tình cảm động của các đồng chí Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông không nề hà gian khổ chấp hành chỉ thị của các đồng chí trực tiếp để giúp đỡ chúng tôi. Tôi cần nêu lên công lao đặc biệt của Trần Canh, Nhiệm Cùng, Vân Dật, Thiên Hựu, Quý Ba, Kiếm Anh, Phương Phương, Quốc Thanh và các đồng chí cố vấn trong chiến dịch. Tóm lại, tôi cho rằng thắng lợi này là thắng lợi của đường lối Mao Trạch Đông cách mạng, quốc tế chủ nghĩa. Tôi không nói lời khách sáo: “Cảm ơn các đồng chí”, mà nói các đồng chí Việt Nam và nhân dân chúng tôi sẽ nỗ lực hơn nữa giành lấy thắng lợi cuối cùng lớn hơn, lấy thành công để đền đáp sự kỳ vọng tha thiết và giúp đỡ to lớn của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đảng Cộng sản Liên Xô anh em”.
Tuy thiệt bại không có lớn, nhưng Tướng Carpentier của Pháp rất ngạc nhiên vì Cộng quân đã xử dụng súng đại bác 75 ly và 105 ly để tấn công. Từ trước không hề có chuyện đó. Pháp bắt đầu nhận ra rằng Trung Quốc đã viện trợ cho Việt Minh để chống lại Pháp.
HUẤN LUYỆN VÀ TRANG BỊ CHO VIỆT MINH
Cố vấn Vi Quốc Thanh cho biết
“Hiện nay (tức lúc đó) Việt Nam thành lập 3 đại đoàn (sư đoàn), có đại đoàn vừa mới thành lập sau khi La Quý Ba đến Việt Nam. Ý kiến của phía Việt Nam là ngoài cơ quan Bộ Tổng tham mưu ra, bước thứ nhất phải chọn cử cố vấn các cấp của ba sư sang Việt Nam”.
Cố vấn Vu Hoá Thầm cho biết thêm:
“Trần Canh và Vi Quốc Thanh thông qua trao đổi với Võ Nguyên Giáp và nghe Bộ Tổng Tham mưu quân đội Việt Nam giới thiệu tình hình, đã hiểu được tình hình cơ bản của hai phía địch và bạn, và tình hình chuẩn bị chiến dịch:
“Chiến tranh chống Pháp của Việt Nam tuy đã bước vào năm thứ năm, nhưng Quân đội Nhân dân Việt Nam về cơ bản vẫn ở giai đoạn đánh du kích, chưa qua chiến đấu đánh, tiêu diệt một tiểu đoàn địch hoàn chỉnh trở lên. Hiện nay tuy đã thành lập 2 đại đoàn (đại đoàn 304 và 308) và 3 trung đoàn độc lập (trung đoàn 174, 209, 148) nhưng đại đoàn đoàn đều chưa qua tác chiến tập trung, trung đoàn cũng rất ít có kinh nghiệm tác chiến tập trung, về cơ bản vẫn là lấy tiểu đoàn, đại đội làm đơn vị phân tán tiến hành chiến tranh du kích.
Cố Vấn La Qúy Ba nói rõ:
“Trong mấy năm công tác tại Việt Nam, tiến hành viện trợ và giúp đỡ Việt Nam, bất kể là cung cấp viện trợ cho Việt Nam bao gồm vũ khí đạn dược, trang bị quân sự, lương thực, vải vóc, thuốc men y tế, máy móc thông tin, phương tiện giao thông, các loại thực phẩm v.v... hay bất kể là giới thiệu kinh nghiệm đấu tranh cách mạng của Trung Quốc cho Việt Nam, giúp Việt Nam tác chiến và công tác, chúng tôi đều làm theo chỉ thị và dạy bảo đó của Mao Chủ tịch, Trung ương Đảng.”
Với lực lượng yếu kèm lúc ban đâu như vậy, nhưng nhờ được viện trợ dồi dào và sự huấn luyện của các cán bộ Trung Quốc, quân đội Việt Minh đã ngày càng lớn mạnh và có thể đương đầu với Pháp. Chúng ta thấy, trong trận Điện Biên Phủ, Việt Minh và Trung Quốc đã huy động được một lực lượng hùng hậu như sau:
Ba sư đoàn 304, 308 và 312, mỗi sư đoàn có đủ toàn bộ 3 trung đoàn. Sư đoàn 316 với 7 tiểu đoàn và một tiểu đoàn pháo. Sư đoàn 351 gốm có: Trung đoàn pháo 675 với 15 đại bác sơn pháo 75 ly và 20 súng cối 120 ly; Trung đoàn 41 với 3 tiểu đoàn pháo 105 ly; và Trung đoàn phòng không 367 với 36 súng cao xạ kiểu Liên Sô. Tất cả lực lượng này đều do Trung Quốc huấn luyện và trang bị.
Tính chung Cộng quân đã xử dụng 63.000 quân chính quy cho trận Điện Biên Phủ, trong đó có 50.000 đối điện tại mặt trận và 13.000 phụ trách việc yểm trợ. Ngoài ra, có khoảng 30.000 dân công được huy động để khuân vác đạn dược và lương thực. Trên 600 xe vận tải kiểu Molotova được xử dụng để vận chuyển trên một con đường dài 1.000 cây số từ các tỉnh Trung Hoa đến Điện Biên Phủ. Một đạo quân xe thồ và gồng gánh cũng được huy động để đưa tiếp liệu từ hậu phương ra tiền tuyến.
Hiện nay đang có tranh luận về kế hoạch tấn công Điện Biên Phủ và điều khiển trận chiến này là do các cố vấn Trung Quốc hay do “đỉnh cao trí tuệ loài người” của đảng CSVN. Các tài liệu của Trung Quốc mới công bố cho thấy các cố vấn Trung Quốc đã đóng vai trò chính trận chiến Điện Biên Phủ. Đảng CSVN đã chỉ thị cho các cấp tìm tài liệu để phản chứng ngược lại, nhưng chưa thấy công bố. Đây là chuyện dài chúng tôi sẽ trình bày trong một dịp khác.
TẠI SAO GIÚP VIỆT NAM?
Cố Vấn La Qúy Ba cho biết:
“Trong tình hình trong nước, quốc tế lúc bấy giờ rất nghiêm trọng, nhiệm vụ nặng nề, khó khăn rất lớn, Mao Chủ Tịch, Trung ương Đảng vẫn không chút do dự quyết định viện trợ cho Việt Nam chống Pháp, ra sức cung cấp viện trợ quân sự, viện trợ tài chính kinh tế vô tư và không hoàn lại cho Việt Nam, cử cố vấn sang giúp Việt Nam tác chiến và công tác. Điều đó chứng tỏ đầy đủ tinh thần quốc tế vô sản vĩ đại của Mao Chủ tịch, Trung ương Đảng.”
Còn Mao Trạch Đông tuyên bố:
“Bọn xâm lược thực dân Pháp là kẻ thù của nhân dân Việt Nam, cũng là kẻ thù của nhân dân Trung Quốc; Trung Quốc giúp Việt Nam đánh bại quân xâm lược thực dân Pháp, lập lại hoà bình ở Việt Nam, đó là Trung Quốc giúp Việt Nam. Còn Việt Nam đánh bại bọn xâm lược thực dân Pháp, đuổi chúng ra khỏi Việt Nam, biên cương phía Nam của Trung Quốc cũng giải toả khỏi mối đe doạ của bọn xâm lược thực dân Pháp, đó lại là Việt Nam giúp Trung Quốc. Không thể chỉ nói Trung Quốc giúp Việt Nam, phải nói rằng Việt Nam cũng giúp Trung Quốc, là sự giúp đỡ lẫn nhau”.
Trong tập “Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua”, đảng CSVN cho biết rõ hơn.
Chủ Tịch Mao Trạch Đông khẳng định:
“Chúng ta phải giành cho được Đông Nam Châu Á bao gồm miền Nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Malaysia và Singapore... Một vùng như Đông Nam Châu Á rất giàu, ở đây có nhiều khoáng sản... xứng đáng với sự tốn kém cần thiết để chiếm lấy...”
Còn Thủ Tướng Chu Ân Lai nói:
“Nước chúng tôi lớn nhưng không có đường ra, cho nên rất mong Đảng Lao Động Việt Nam mở cho một con đường xuống Đông Nam Châu Á.”
Nói một cách khác, Trung Quốc muốn biến Đảng CSVN thành một tên lính đánh thuê (mercenary) của Trung Quốc.
KẾT QUẢ TAI HẠI
Khi nhận viện trợ kinh tế và quân sự của Trung Quốc, đảng CSVN phải thi hành chính sách “cải tạo xã hội chủ nghĩa” rập khuôn theo kiểu mẫu của Trung Quốc, điển hình nhất là chính sách cải cách ruộng đất.
Bộ “Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945-2000”, tập 2, (giai đoạn 1955-1975) do Viện Kinh Tế Việt Nam xuất bản tại Hà Nội năm 2004, cho biết cuộc Cải Cách Ruộng Đất đợt 5 (1955-1956) được thực hiện ở 3.563 xã, với khoảng 10 triệu dân. Tỷ lệ địa chủ được quy định trước là 5,68%. Các đội và các đoàn Cải Cách Ruộng Đất đều ra sức truy bức để cố đôn tỷ lệ địa chủ lên 5% như đã quy định. Như vậy tổng số người bị quy là “địa chủ” phải là trên 500.000 người. Cũng theo tài liệu này, có 172.008 người đã bị đấu tố, tức bị giết. Tuy nhiên, sau khi sửa sai và kiểm tra lại, Đảng và Nhà Nước nhận thấy trong số 172.008 nạn nhân của cuộc Cải Cách Ruộng Đất, có đến 123.266 người được coi là oan (chiếm đến 71,6%).
Sau đây là những con số cụ thể về các nạn nhân:
Địa chủ cường hào gian ác: 26.453 người, trong đó số được coi bị oan là 20.493 người (77,4%);
Địa chủ thường: 82.777 người, trong đó số được coi bị oan là 51.480 người (62,19%);
Địa chủ kháng chiến: 586 người, trong đó số được coi bị oan là 290 người (49,4%);
Phú nông: 62.192 người, trong đó số được coi bị oan là 51.003 người (82%).
Khi đảng CSVN không đi theo đường lối “cải tạo xã hội” của Mao Trạch Đông mà theo đường lối của Liên Sô, Trung Quốc đã “dạy cho Việt Nam một bài học”!
Qua các sự kiện lịch sử được công bố, các sử gia và các nhà phân tích đều đi đến kết luận rằng nếu năm 1945 đảng CSVN không đưa đất nước Việt Nam đi theo chủ nghĩa cộng sản, dùng dân tộc Việt Nam làm vật thí nghiệm cho một chủ nghĩa phiêu lưu, Việt Nam đã thoát khỏi một cuộc chiến kéo dài 30 năm với những hậu quả rất thảm khốc. Nếu không có đảng CSVN, nước Việt Nam đã có độc lập và tự do từ lâu rồi.
Ngày nay, chủ nghĩa cộng sản đã sụp đổ ngay chính trung tâm đầu nảo của nó và các nuớc cộng sản còn lại, kể cả đảng CSTQ và đảng CSVN, đã không theo chủ nghĩa cộng sản nữa mà đi theo kinh tế thị trường. Điều này chứng tỏ cả đảng CSTQ lẫn đảng CSVN đã mặc thị nhìn nhận đi theo con đường xã hội chủ nghĩa là sai lầm.
Về sự viện trợ và vai trò của Trung Quốc trong trận Điện Biên Phủ, Giáo Sư Nguyễn Quang Ngọc, Viện Trưởng Viện Việt Nam Học ở Hà Nội, đã nói:
“Trước đây, phần nào các nhà nghiên cứu không quan tâm tài liệu Trung Quốc. Nhưng sau việc Trung Quốc công bố, đã có nhiều hội thảo ở Bắc Kinh, nhiều nơi khác. Tài liệu của các bên đã được khai thác, để nhìn nhận khách quan hơn. Chứ bây giờ nếu thảo luận, mà anh nào cũng chỉ biết tài liệu của mình, khai thác có lợi cho mình thì như vậy là phi khoa học.”
Nói cách khác, lối viết sử một chiều, “ta hay địch dỡ”, “ta thắng địch thua”... mà đảng CSVN và đa số người Việt chống cộng ở hải ngoại đã theo đuổi trong mấy chục năm qua, sẽ phải nhường chỗ cho những sự thật lịch sử đang dần dần xuất hiện.
Lữ Giang
(12.5.2009)
Lữ Giang
Năm nay, nhân kỷ niệm 55 năm biến cố Điện Biên Phủ (1954 – 2009), hôm 7.5.2009 vừa qua, phóng viên đài BBC đã phỏng vấn Giáo Sư Nguyễn Quang Ngọc, Viện Trưởng Viện Việt Nam Học ở Hà Nội, về những tài liệu mà Trung Quốc đã công bố liên quan đến sự trợ giúp và vai trò của Trung Quốc trong chiến thắng Điện Biên Phủ. Giáo Sư Ngọc thừa nhận rằng những thông tin đó đã làm nhiều người Việt Nam lúng túng. Nhưng ông cho biết giới nghiên cứu Việt Nam cũng đã có nhiều bằng chứng để phản ứng lại cách đưa tin của Trung Quốc.
Thật ra, tài liệu của Trung Quốc không chỉ nói về sự viện trợ và vai trò của Trung Quốc trong trận Điện Biên Phủ, mà trong cả cuộc chiến chống Pháp của Việt Minh từ 1959 đến 1954. Đây là những tài liệu đã làm đảng CSVN nhức nhối, vì nhiều sự thật khó phủ nhận đã được phơi bày ra ánh sáng.
TÀI LIỆU ĐƯỢC TIẾT LỘ
Các sử gia và các nhà phân tích đều cho rằng tương quan giữa Hoa Kỳ và VNCH cũng như tương quan giữa Cộng Sản Trung Quốc (CSTQ) và CSVN trong cuộc chiến Việt Nam đều là những chương bi thảm.
Tài liệu về những tương quan giữa Hoa Kỳ và VNCH đã được giải mã gần hết và ai muốn nghiên cứu cũng được, nhưng đến nay những tài liệu đó vẫn chưa được hệ thống hoá và phân tích để làm bài học lịch sử vì người Mỹ thấy rằng công việc đó có thể phương hại đến chính sách đối ngoại hiện tại của họ, còn đa số người Việt chống cộng rất sợ sự thật và có khi còn tìm cách chống lại sự thật vì muốn tiếp tục sống với huyền thoại của một thời dĩ vãng xa xưa.
Trái lại, mặc dầu gọi nhau “vừa là đồng chí vừa là anh em”, nhưng vì có những giai đoạn đã xẩy ra các cuộc tranh chấp gay cấn, nên các tài liệu về tương quan giữa CSTQ và CSVN đã được hai bên chính thức công bố để tố cáo nhau trước công luận. Nhờ những tài liệu này chúng ta đã thấy được nhiều mặt trái đàng sau mối tương quan giữa CSTQ và CSVN, và CSVN đã từ từ bớt “cường điệu” về “đỉnh cao trí tuệ loài người” của họ.
Như chúng tôi đã nói, sau khi bị Trung Quốc “dạy cho một bài học” vào năm 1979, CSVN đã cho công bố hai tài liệu quan trọng để tố cáo CSTQ:
1.- Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua.
2.- Vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Trong hai tài liệu này, CSVN đã chơi CSTQ cạn tàu ráo máng.
Để đáp lại, nhân 50 năm kỷ niệm trận Điện Biên Phủ (1954 – 2004), CSTQ đã cho công bố một tập tài liệu có nhan đề “Ghi chép thực về việc đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc viện trợ Việt Nam chống Pháp”. Tài liệu này được viết dưới hình thức hồi ký do những người trong cuộc ghi lại. Tuy nhiên, với vai trò đàn anh và kẻ cả, các tác giả đã không viết theo lối hằn học như tài liệu của đảng CSVN, mà viết một cách rất lịch sự và nhẹ nhàng nhưng rất thấm thía, ngầm cho thế giới biết rằng không có CSTQ không có chiến thắng Điện Biên Phủ, không có Hiệp Định Genève năm 1954 trao một nữa nước Việt Nam cho đảng CSVN.
VIỆN TRỢ TO LỚN CỦA TRUNG QUỐC
Như chúng tôi đã chứng minh nhiều lần, từ 1946 đến 1949, bị Pháp đuổi, Việt Minh chỉ có bỏ chạy. Nhưng một biến cố bất ngờ xẩy đến đã giúp Việt Minh lật lại thế cờ, đó việc Mao Trạch Đông đánh bại Tưởng Giới Thạch và thành lập chính phủ Cộng Hoà Nhân Dân Trung Quốc vào ngày 1.10.1949. Hồ Chí Minh liền xin Mao Trạch Đông giúp Việt Nam chống Pháp.
Vì phạm vi bài báo có giới hạn, chúng tôi xin tóm lược lại dưới đây những sự kiện chính về sự viện trợ và vai trò của Trung Quốc trong cuộc chống Pháp của đảng CSVN (lúc đó gọi là đảng Cộng Sản Đông Dương). Tài liệu này do các cố vấn Trung Quốc là La Quý Ba, Trương Quảng Hoa, Vi Quốc Thanh, Vu Hoá Thầm, v.v... biên soạn.
1.- Hồ Chí Minh cầu viện Trung Quốc
Chúng ta hãy nghe ông La Quý Ba, Trưởng Phái Đoàn Cố Vấn Trung Quốc đầu tiên kể lại:
“Trung Quốc mới ra đời chưa được bao lâu, mùa đông năm 1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương gửi thư cho Mao Chủ Tịch, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc cung cấp viện trợ và cử người sang giúp Việt Nam.
“Tháng 1/1950, Hồ Chí Minh đích thân bí mật đến Bắc Kinh, yêu cầu Trung ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc viện trợ Việt Nam chống Pháp.
“Trung ương Đảng ta theo yêu cầu của Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng Đông Dương, đã báo cáo và được Mao Chủ Tịch đồng ý, quyết định cử tôi bí mật sang Việt Nam, làm đại diện liên lạc giữa Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương...”
Cố vấn Trương Quảng Hoa kể rõ hơn:
“Một buổi chiều hạ tuần tháng 1/1950, trên đường đất gồ ghề ở huyện Quảng Hòa tỉnh Cao Bằng, Việt Nam, có một ông già, thân hình gầy gò, đầu quấn khăn mặt đi đến cửa Thủy Khẩu, Long Châu – Quảng Tây, Trung Quốc. Ông già đó chính là Hồ Chí Minh, Chủ tịch Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (lúc đó gọi là Đảng Cộng sản Đông Dương). Cùng đi với Hồ Chí Minh có Trần Đăng Ninh, Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam phụ trách công tác hậu cần của Quân đội Nhân dân Việt Nam và năm, sáu trợ lý.
“Chuyến đi này của Hồ Chí Minh hoàn toàn bí mật, ngay cả lãnh đạo Trung ương Đảng Việt Nam cũng chỉ có số ít người biết.
“Hồ Chí Minh vừa chủ trì triệu tập Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 2 Đảng Cộng sản Đông Dương, khi phân tích tình hình đấu tranh trước mắt, toàn thể hội nghị nhất trí cho rằng: “Thiếu quân chính quy, thiếu binh chủng và vũ khí hạng nặng công kiên, đánh thành, thiếu phương tiện thông tin nhanh, thiếu cán bộ thực sự hiểu được thao lược chỉ huy vận động chiến” là vấn đề lớn nhất đặt ra trước mắt cuộc chiến tranh chống Pháp lúc bấy giờ. Vì vậy hội nghị nêu rõ, cần phải gấp rút đào tạo và xây dựng quân đội nhân dân, xây dựng bộ đội chủ lực thích ứng với tình hình đấu tranh mới. Mục đích chuyến thăm Trung Quốc lần này của Hồ Chí Minh là thông báo tình hình đấu tranh chống Pháp của Việt Nam với Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, yêu cầu Đảng Cộng sản Trung Quốc và Chính phủ Trung Quốc giúp xây dựng quân đội và cử nhân viên quân sự và viện trợ cho cuộc đấu tranh chống Pháp của nhân dân Việt Nam...
“Sáng ngày 27/6 các lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà Nước: Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Đức thân mật tiếp hơn 40 nhân viên cố vấn của Bắc Kinh tại Di Niên đường, Trung Nam Hải. Mao Trạch Đông nói:
“Không phải tôi muốn cử các đồng chí sang Việt Nam, mà là Chủ Tịch Hồ Chí Minh đến Trung Quốc yêu cầu chúng ta. Cách mạng chúng ta thắng lợi trước, nên giúp đỡ người ta, giúp họ gọi là chủ nghĩa quốc tế ”.
2.- Tình trạng của Việt Minh trong bốn năm đầu
La Qúy Ba đã mô tả tình trạng của Việt Minh trong bốn năm đầu như sau:
“Quân Pháp tiến hành bao vây, phong tỏa, chia cắt và không ngừng tiến công quân sự và bắn phá điên cuồng vào căn cứ địa kháng chiến vùng núi Việt Bắc. Lúc này, tình hình chiến trường ở vào giai đoạn cầm cự: Quân Pháp không thể chinh phục quân dân Việt Nam, quân dân Việt Nam nhất thời cũng khó phát động phản công, chỉ có thể phân tán đánh du kích.”
KHAI THÔNG BIÊN GIỚI VIỆT TRUNG
Cố vấn La Qúy Ba nói về công việc đầu tiên phải làm như sau:
“Bước đầu tiên viện trợ Việt Nam là phải khai thông giao thông biên giới Trung-Việt, vì có thế vật tư viện trợ Việt Nam mới có thể chở sang Việt Nam thuận lợi. Chỉ cần Quân đội Nhân dân Việt Nam chiếm con đường giao thông chủ yếu trên biên giới Trung-Việt thì quân Pháp sẽ mất ưu thế số một.
1.- Chọn điểm đánh
Cố vấn La Qúy Ba cho biết:
“Chỉ có hai sự lựa chọn khai thông con đường giao thông chủ yếu biên giới Trung-Việt: một là đánh Cao Bằng tiếp giáp giữa Việt Nam và Quảng Tây; một nữa là đánh Lào Cai tiếp giáp giữa Việt Nam và Vân Nam. Đánh Cao Bằng trước hay đánh Lào Cai trước, hay là đánh cả hai cùng một lúc, Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương và Trung ương Đảng ta đều đã điều tra nghiên cứu, suy nghĩ trao đổi nhiều lần gần 3 tháng. Ngày 2.7.1950, Mao Chủ tịch gửi điện trả lời Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam:
“Đồng ý kiến đánh Cao Bằng trước, phương án tác chiến cụ thể đối với Cao Bằng, chờ sau khi Trần Canh đến, do các đồng chí quyết định cuối cùng. Sau này tác chiến như thế nào do chính các đồng chí căn cứ vào tình hình cụ thể quyết định. Nếu chúng tôi có ý kiến, cũng chỉ để các đồng chí tham khảo. Bởi vì các đồng chí hiểu rõ tình hình hơn chúng tôi”.
2.- Chuẩn bị trận đánh
“Đồng chí Trần Canh là vị tướng được Hồ Chí Minh điểm danh với Mao Chủ Tịch và Trung ương đảng ta. Mao Chủ Tịch, Trung ương đảng ta cử đồng chí Trần Canh làm đại diện của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc sang Việt Nam giúp tổ chức chỉ huy chiến dịch Biên Giới, đoàn cố vấn quân sự đã tham gia chiến dịch biên giới...
“Trong thời gian chuẩn bị chiến dịch Biên Giới, Mao Chủ Tịch, Trung ương Đảng đồng ý yêu cầu của Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đưa một bộ phận quân đội nhân dân Việt Nam đến vùng núi Văn Sơn, Vân Nam, chỉnh đốn đội hình, trang bị, huấn luyện, đồng thời giúp bộ phận quân đội này biên chế thành hai đại đoàn (tức 2 sư đoàn) hình thành hai quả đấm, đóng vai trò quan trọng trong chiến dịch biên giới...
3.- Mở màn trận đánh
“Ngày 16/9, chiến dịch Biên Giới bắt đầu. Đêm 16/9, Trung đoàn 174 bộ đội chủ công được pháo binh phối hợp, mở cuộc tấn công quân địch ở Đông Khê (cách Cao Bằng 43km). Dưới sự yểm trợ của các loại hoả lực, Quân đội Nhân dân Việt Nam lần lượt chiếm lĩnh một số cứ điểm ngoại vi Đông Khê, nhưng triến triển chậm chạp sau khi tiến gần tới trung tâm phòng ngự của địch. Sáng sớm ngày 17, địch phản kích dưới sự yểm trợ của máy bay. Do Quân đội Nhân dân Việt Nam thiếu kinh nghiệm, chỉ huy không kịp thời, nên rút lui khỏi trận địa đã chiếm lĩnh.
“Sau khi Trần Canh và Vi Quốc Thanh biết được tình hình này hết sức lo lắng, lập tức đến bộ chỉ huy tiền tuyến Quân đội Nhân dân, gặp Võ Nguyên Giáp, cùng nghiên cứu nguyên nhân tấn công bị thất bại, ra lệnh cho bộ đội điều chỉnh sự bố trí, bao vây chặt, đề phòng địch phá vây, đến tối sẽ tấn công lại...”
4.- Kết quả như thế nào?
Tài liệu cho biết:
“Sau khi cuộc chiến đấu kết thúc điều tra ra, quân địch đóng giữ Đông Khê chỉ có hơn 2 đại đội, không đến 400 tên, quân đội Việt Nam với binh lực 7000 người, tấn công hai đêm, thương vong 500 người mới thắng. Mặc dù cái giá rất lớn, nhưng mục tiêu bước đầu của chiến dịch đã đạt được, tức là một thắng lợi không nhỏ.”
Ngày 14.10.1950, Hồ Chí Minh gửi cho Mao Trạch Đông một văn thư có nội dung như sau:
“Chúng tôi đã thắng lợi hoàn toàn trong chiến dịch Thất Khê – Cao Bằng (Ghi chú: Hồ Chí Minh viết lộn: Thật ra là đồn Đông Khê thuộc Cao Bằng. Thất Khê cũng ở gần đó nhưng thuộc Lạng Sơn. Cả hai nằm trên quốc lộ 4 nối Lạng Sơn với Cao Bằng. Tôi đã viết về trận này). Nguyên nhân lớn nhất của thắng lợi này là sự viện trợ tận tình của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đảng Cộng sản Liên Xô, sự nhiệt tình cảm động của các đồng chí Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông không nề hà gian khổ chấp hành chỉ thị của các đồng chí trực tiếp để giúp đỡ chúng tôi. Tôi cần nêu lên công lao đặc biệt của Trần Canh, Nhiệm Cùng, Vân Dật, Thiên Hựu, Quý Ba, Kiếm Anh, Phương Phương, Quốc Thanh và các đồng chí cố vấn trong chiến dịch. Tóm lại, tôi cho rằng thắng lợi này là thắng lợi của đường lối Mao Trạch Đông cách mạng, quốc tế chủ nghĩa. Tôi không nói lời khách sáo: “Cảm ơn các đồng chí”, mà nói các đồng chí Việt Nam và nhân dân chúng tôi sẽ nỗ lực hơn nữa giành lấy thắng lợi cuối cùng lớn hơn, lấy thành công để đền đáp sự kỳ vọng tha thiết và giúp đỡ to lớn của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đảng Cộng sản Liên Xô anh em”.
Tuy thiệt bại không có lớn, nhưng Tướng Carpentier của Pháp rất ngạc nhiên vì Cộng quân đã xử dụng súng đại bác 75 ly và 105 ly để tấn công. Từ trước không hề có chuyện đó. Pháp bắt đầu nhận ra rằng Trung Quốc đã viện trợ cho Việt Minh để chống lại Pháp.
HUẤN LUYỆN VÀ TRANG BỊ CHO VIỆT MINH
Cố vấn Vi Quốc Thanh cho biết
“Hiện nay (tức lúc đó) Việt Nam thành lập 3 đại đoàn (sư đoàn), có đại đoàn vừa mới thành lập sau khi La Quý Ba đến Việt Nam. Ý kiến của phía Việt Nam là ngoài cơ quan Bộ Tổng tham mưu ra, bước thứ nhất phải chọn cử cố vấn các cấp của ba sư sang Việt Nam”.
Cố vấn Vu Hoá Thầm cho biết thêm:
“Trần Canh và Vi Quốc Thanh thông qua trao đổi với Võ Nguyên Giáp và nghe Bộ Tổng Tham mưu quân đội Việt Nam giới thiệu tình hình, đã hiểu được tình hình cơ bản của hai phía địch và bạn, và tình hình chuẩn bị chiến dịch:
“Chiến tranh chống Pháp của Việt Nam tuy đã bước vào năm thứ năm, nhưng Quân đội Nhân dân Việt Nam về cơ bản vẫn ở giai đoạn đánh du kích, chưa qua chiến đấu đánh, tiêu diệt một tiểu đoàn địch hoàn chỉnh trở lên. Hiện nay tuy đã thành lập 2 đại đoàn (đại đoàn 304 và 308) và 3 trung đoàn độc lập (trung đoàn 174, 209, 148) nhưng đại đoàn đoàn đều chưa qua tác chiến tập trung, trung đoàn cũng rất ít có kinh nghiệm tác chiến tập trung, về cơ bản vẫn là lấy tiểu đoàn, đại đội làm đơn vị phân tán tiến hành chiến tranh du kích.
Cố Vấn La Qúy Ba nói rõ:
“Trong mấy năm công tác tại Việt Nam, tiến hành viện trợ và giúp đỡ Việt Nam, bất kể là cung cấp viện trợ cho Việt Nam bao gồm vũ khí đạn dược, trang bị quân sự, lương thực, vải vóc, thuốc men y tế, máy móc thông tin, phương tiện giao thông, các loại thực phẩm v.v... hay bất kể là giới thiệu kinh nghiệm đấu tranh cách mạng của Trung Quốc cho Việt Nam, giúp Việt Nam tác chiến và công tác, chúng tôi đều làm theo chỉ thị và dạy bảo đó của Mao Chủ tịch, Trung ương Đảng.”
Với lực lượng yếu kèm lúc ban đâu như vậy, nhưng nhờ được viện trợ dồi dào và sự huấn luyện của các cán bộ Trung Quốc, quân đội Việt Minh đã ngày càng lớn mạnh và có thể đương đầu với Pháp. Chúng ta thấy, trong trận Điện Biên Phủ, Việt Minh và Trung Quốc đã huy động được một lực lượng hùng hậu như sau:
Ba sư đoàn 304, 308 và 312, mỗi sư đoàn có đủ toàn bộ 3 trung đoàn. Sư đoàn 316 với 7 tiểu đoàn và một tiểu đoàn pháo. Sư đoàn 351 gốm có: Trung đoàn pháo 675 với 15 đại bác sơn pháo 75 ly và 20 súng cối 120 ly; Trung đoàn 41 với 3 tiểu đoàn pháo 105 ly; và Trung đoàn phòng không 367 với 36 súng cao xạ kiểu Liên Sô. Tất cả lực lượng này đều do Trung Quốc huấn luyện và trang bị.
Tính chung Cộng quân đã xử dụng 63.000 quân chính quy cho trận Điện Biên Phủ, trong đó có 50.000 đối điện tại mặt trận và 13.000 phụ trách việc yểm trợ. Ngoài ra, có khoảng 30.000 dân công được huy động để khuân vác đạn dược và lương thực. Trên 600 xe vận tải kiểu Molotova được xử dụng để vận chuyển trên một con đường dài 1.000 cây số từ các tỉnh Trung Hoa đến Điện Biên Phủ. Một đạo quân xe thồ và gồng gánh cũng được huy động để đưa tiếp liệu từ hậu phương ra tiền tuyến.
Hiện nay đang có tranh luận về kế hoạch tấn công Điện Biên Phủ và điều khiển trận chiến này là do các cố vấn Trung Quốc hay do “đỉnh cao trí tuệ loài người” của đảng CSVN. Các tài liệu của Trung Quốc mới công bố cho thấy các cố vấn Trung Quốc đã đóng vai trò chính trận chiến Điện Biên Phủ. Đảng CSVN đã chỉ thị cho các cấp tìm tài liệu để phản chứng ngược lại, nhưng chưa thấy công bố. Đây là chuyện dài chúng tôi sẽ trình bày trong một dịp khác.
TẠI SAO GIÚP VIỆT NAM?
Cố Vấn La Qúy Ba cho biết:
“Trong tình hình trong nước, quốc tế lúc bấy giờ rất nghiêm trọng, nhiệm vụ nặng nề, khó khăn rất lớn, Mao Chủ Tịch, Trung ương Đảng vẫn không chút do dự quyết định viện trợ cho Việt Nam chống Pháp, ra sức cung cấp viện trợ quân sự, viện trợ tài chính kinh tế vô tư và không hoàn lại cho Việt Nam, cử cố vấn sang giúp Việt Nam tác chiến và công tác. Điều đó chứng tỏ đầy đủ tinh thần quốc tế vô sản vĩ đại của Mao Chủ tịch, Trung ương Đảng.”
Còn Mao Trạch Đông tuyên bố:
“Bọn xâm lược thực dân Pháp là kẻ thù của nhân dân Việt Nam, cũng là kẻ thù của nhân dân Trung Quốc; Trung Quốc giúp Việt Nam đánh bại quân xâm lược thực dân Pháp, lập lại hoà bình ở Việt Nam, đó là Trung Quốc giúp Việt Nam. Còn Việt Nam đánh bại bọn xâm lược thực dân Pháp, đuổi chúng ra khỏi Việt Nam, biên cương phía Nam của Trung Quốc cũng giải toả khỏi mối đe doạ của bọn xâm lược thực dân Pháp, đó lại là Việt Nam giúp Trung Quốc. Không thể chỉ nói Trung Quốc giúp Việt Nam, phải nói rằng Việt Nam cũng giúp Trung Quốc, là sự giúp đỡ lẫn nhau”.
Trong tập “Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua”, đảng CSVN cho biết rõ hơn.
Chủ Tịch Mao Trạch Đông khẳng định:
“Chúng ta phải giành cho được Đông Nam Châu Á bao gồm miền Nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Malaysia và Singapore... Một vùng như Đông Nam Châu Á rất giàu, ở đây có nhiều khoáng sản... xứng đáng với sự tốn kém cần thiết để chiếm lấy...”
Còn Thủ Tướng Chu Ân Lai nói:
“Nước chúng tôi lớn nhưng không có đường ra, cho nên rất mong Đảng Lao Động Việt Nam mở cho một con đường xuống Đông Nam Châu Á.”
Nói một cách khác, Trung Quốc muốn biến Đảng CSVN thành một tên lính đánh thuê (mercenary) của Trung Quốc.
KẾT QUẢ TAI HẠI
Khi nhận viện trợ kinh tế và quân sự của Trung Quốc, đảng CSVN phải thi hành chính sách “cải tạo xã hội chủ nghĩa” rập khuôn theo kiểu mẫu của Trung Quốc, điển hình nhất là chính sách cải cách ruộng đất.
Bộ “Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945-2000”, tập 2, (giai đoạn 1955-1975) do Viện Kinh Tế Việt Nam xuất bản tại Hà Nội năm 2004, cho biết cuộc Cải Cách Ruộng Đất đợt 5 (1955-1956) được thực hiện ở 3.563 xã, với khoảng 10 triệu dân. Tỷ lệ địa chủ được quy định trước là 5,68%. Các đội và các đoàn Cải Cách Ruộng Đất đều ra sức truy bức để cố đôn tỷ lệ địa chủ lên 5% như đã quy định. Như vậy tổng số người bị quy là “địa chủ” phải là trên 500.000 người. Cũng theo tài liệu này, có 172.008 người đã bị đấu tố, tức bị giết. Tuy nhiên, sau khi sửa sai và kiểm tra lại, Đảng và Nhà Nước nhận thấy trong số 172.008 nạn nhân của cuộc Cải Cách Ruộng Đất, có đến 123.266 người được coi là oan (chiếm đến 71,6%).
Sau đây là những con số cụ thể về các nạn nhân:
Địa chủ cường hào gian ác: 26.453 người, trong đó số được coi bị oan là 20.493 người (77,4%);
Địa chủ thường: 82.777 người, trong đó số được coi bị oan là 51.480 người (62,19%);
Địa chủ kháng chiến: 586 người, trong đó số được coi bị oan là 290 người (49,4%);
Phú nông: 62.192 người, trong đó số được coi bị oan là 51.003 người (82%).
Khi đảng CSVN không đi theo đường lối “cải tạo xã hội” của Mao Trạch Đông mà theo đường lối của Liên Sô, Trung Quốc đã “dạy cho Việt Nam một bài học”!
Qua các sự kiện lịch sử được công bố, các sử gia và các nhà phân tích đều đi đến kết luận rằng nếu năm 1945 đảng CSVN không đưa đất nước Việt Nam đi theo chủ nghĩa cộng sản, dùng dân tộc Việt Nam làm vật thí nghiệm cho một chủ nghĩa phiêu lưu, Việt Nam đã thoát khỏi một cuộc chiến kéo dài 30 năm với những hậu quả rất thảm khốc. Nếu không có đảng CSVN, nước Việt Nam đã có độc lập và tự do từ lâu rồi.
Ngày nay, chủ nghĩa cộng sản đã sụp đổ ngay chính trung tâm đầu nảo của nó và các nuớc cộng sản còn lại, kể cả đảng CSTQ và đảng CSVN, đã không theo chủ nghĩa cộng sản nữa mà đi theo kinh tế thị trường. Điều này chứng tỏ cả đảng CSTQ lẫn đảng CSVN đã mặc thị nhìn nhận đi theo con đường xã hội chủ nghĩa là sai lầm.
Về sự viện trợ và vai trò của Trung Quốc trong trận Điện Biên Phủ, Giáo Sư Nguyễn Quang Ngọc, Viện Trưởng Viện Việt Nam Học ở Hà Nội, đã nói:
“Trước đây, phần nào các nhà nghiên cứu không quan tâm tài liệu Trung Quốc. Nhưng sau việc Trung Quốc công bố, đã có nhiều hội thảo ở Bắc Kinh, nhiều nơi khác. Tài liệu của các bên đã được khai thác, để nhìn nhận khách quan hơn. Chứ bây giờ nếu thảo luận, mà anh nào cũng chỉ biết tài liệu của mình, khai thác có lợi cho mình thì như vậy là phi khoa học.”
Nói cách khác, lối viết sử một chiều, “ta hay địch dỡ”, “ta thắng địch thua”... mà đảng CSVN và đa số người Việt chống cộng ở hải ngoại đã theo đuổi trong mấy chục năm qua, sẽ phải nhường chỗ cho những sự thật lịch sử đang dần dần xuất hiện.
Lữ Giang
(12.5.2009)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét